Vietnam English
March 29, 2024, 9:18 am

Tin tức và sự kiện >> Chi tiết

Thị trường Macadamia trên thế giới và triển vọng của Việt Nam
 

   Do hương vị nhân và giá cả Măc-ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua nhau phát triển Măc-ca trong mấy chục năm qua, nhưng người ta dự báo rằng còn lâu cung mới đuổi kịp cầu, giá cả Mắc-ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.

Giá hạt (NIS) năm 2011 là 3,23 AUD (1AUD= 1USD = 21000 VND )tương đương 68,000 đồng/kg. Giá hạt tại Úc liên tục tăng nhẹ trong 7 năm nay.
Trọng lượng nhân bằng 1/3 trọng lượng hạt, phải nhân 3 để có trị số quy đổi thành giá mỗi kg nhân. Đến năm 2000 giá mua bán buôn nhân Mắc-ca trên thị trường thế giới đã lên tới 13 – 18 USD/Kg tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng hạt .

Năm 1996  đứng đầu diện tích và sản lượng vẫn là Úc, Nam Phi và Mỹ, các nước sau sản lượng chưa cao do mới trồng hoặc khí hậu không thích hợp. Một số nước khác cũng đã trồng Măc ca  như Gua te ma la, Mê-xi cô, Vênêduyê-la, Zimbabwe , Tanzania , Eti-ô-pia , Mali , Niu-zêlan. Ga na ,Trung Quốc, Thái Lan…

 Năm 2011 theo Ông Kim Wilson – Chủ tịch Hội Macadamia Úc  : Nam Phi đã trở thành nước đứng thứ hai thế giới, sau Úc. Nam Phi phát triển rất nhanh chỉ sau 20 năm và hiện nay đã vượt qua Mỹ về sản lượng . Còn ở Úc và Mỹ thì những vùng đất phù hợp với cây Mắc ca không nhiều nên khó có thể phát triển nhiều hơn nữa . Lý do quan trọng nưã là giá nhân công lao động cao 15 – 18 AUD / giờ . Đầu tư cơ bản ban đầu rất lớn . Giá cây Mac ca giống đến 18 AUD / cây . Tình hình biến đổi khí hậu  cũng ảnh hưởng ro nét như mưa bão ,ngập lụt cũng thường xuyên sảy ra hơn.

Sản lượng hạt măc ca của một số nước trên thế giói :

 

 

1996 - 1997

2009 - 2010

2010 - 2011

ÚC

26.000 tấn

42.558 tấn

37.120 tấn

NAM PHI

3.920  tấn

26.563 tấn

27.700 tấn

MỸ

24.000  tấn

21.220 tấn

20.700  tấn

KENYA

4.400  tấn

17.550 tấn

13.250  tấn

   - Tại Trung Quốc, cây Mắc ca đã có mặt ở vườn thực vật Đài loan từ đầu thế kỷ 20, nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong khoảng 20 năm gần đây. Trung Quốc đã nhập hàng chục dòng vô tính cao sản về khảo nghiệm và nhân bằng phương pháp ghép truyền thống, đến nay đã trồng được hơn 2000 Ha, chủ yếu tại phía nam TQ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây , vùng Vân Nam tiếp giáp với biên giới Việt Nam , Lào , Miến Điện  . Tại đảo Hải Nam đã trồng 1000 ha cách đây 15 năm nhưng thất bại do hàng năm phải chịu rất nhiều đợt bão lớn . Tài liệu của Chen Yuxiu cho biết Vân nam đến nay đã trồng 14.000 Ha trong 10 năm gần đây. Hiện nay sản lượng hạt năm 2012 là 3000 tấn.( khoảng 1000 tấn nhân, tiêu thụ nội địa). Giá nhân hiện nay tại Quảng đông là 20 USD/kg, cao hơn Úc( chỉ khoảng 14-15 Aud/kg nhân.).

  - Tháng 11 năm 2011 ,  Công ty Vina Macca và Hội Mac ca Úc được Tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông mời tham gia một cuộc hội thảo lớn  , đánh giá tiền năng phát triển cây Mac ca tại Trung Quốc. Họ đã đặ mục tiêu phát triển 20.000 ha từ nay đến năm 2020 . Có rất nhiều phân tích , đánh giá đã được nêu lên , nhưng đặc biệt chú ý là phân tích thị trường .

  Thị trường tiềm năng chưa được khai phá là Ấn Độ , Trung Quốc , Hàn Quốc và Trung Đông . 

 - Sau đây là bảng danh sách 5 nước nhập khẩu nhân Mac ca nhiều nhất của Úc năm 2010

 

Số lượng nhân( kg)

Giá FOB / kg Nhân

Thành tiền

Châu Âu

1,407,266

$12.94

18,206,333

Nhật

903,108

$13.62

12,303,077

Mỹ

745,942

$11.92

8,892,766

Châu Á

634,833

$13.00

8,253,197

Trung Đông

168,935

$15.93

2,690,620

Tổng cộng

3,860,084

 

$ 50,345,993

   - Sau đây  là bảng phân tích lượng tiêu thụ tính theo bình quân đầu người trên năm ( 5 nước tiêu thụ nhiều  nhân hạt Mac ca nhất thế giới

Country

Dân số

Số lượng (tấn )

Ghi chú

Bình quân          (grams/ người )

Australia

22.500.000

3.546,0

SL được tính bằng 30% Tổng SL toàn quốc 2010

157,6

Japan

127.400.00

1.229,1

SL nhập khẩu qua hải quan tính đến 30 tháng 10- 2010

9,6

Germany

81.802.000

3.243,0

SL nhập khẩu qua hải quan  năm 2009

39,6

UK

61.702.000

536,6

SL nhập khẩu qua hải quan tính đến 30 tháng 9- 2010

8,7

Taiwan

22.000.000

408,94

SL nhập khẩu qua hải quan  năm  2010

18,6

Cùng với Úc, Ha-oai (Mỹ) đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nhưng mới chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tới quần đảo này, còn dư một phần chuyển về bán tại thị trường nội địa Mỹ. Nhân Mắc-ca của Úc trước đây chủ yếu được xuất vào thị trường Mỹ và Canada, nay Châu Âu và châu Á đang trở thành thị trường tiêu thụ lớn hơn, giá cả quốc tế vài năm gần đây giao động trong khoảng13– 14 USD/Kg nhân. Các dự báo thị trường đều cho rằng giá nhân Mắc ca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai. Vì vậy, cây Măc-ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng cho xoá đói giảm nghèo.
   Tình hình đặt ra với cây Mắc-ca hoàn toàn khác hẳn. Diện tích và sản lượng Măc-ca hiện nay rất thấp tính theo tỉ trọng các loại hạt cứng ăn được khác băng khoảng 2 % . Tính hấp dẫn và đặc điểm sử dụng nhân Măc-ca cho phép nâng diện tích và sản lượng lên gấp bội . Có thể nâng diện tích gấp hàng trăm lần hiện nay  mới đủ làm bão hoà thị trường.

 Sau đây là bảng so sánh với các loại hạt có giá trị khác trên thế giới: ( đơn vị nghìn tấn )

Tên Hạt

SL năm 2006

SL năm  2007

SL năm 2008

SL năm 2009

SL năm  2010

Hạnh nhân

654.7

768.0

880.4

854.6

937.4

Brazin nuts

20.1

30.9

27.8

29.7

22.0

Hạt điều

394.6

488.5

538.4

524.5

516.8

Hazelnuts

525.2

369.6

584.5

321.9

411.2

Hạt Mac ca

28.0

26.6

27.3

27.5

29.9

Hạt Hồ Đào

69.9

105.4

60.6

109.3

100.0

Hạt dẻ

10.2

29.0

17.3

20.2

21.3

Hạt dẻ cười

447.5

644.7

350.3

446.1

535.5

Hạt Óc Chó

382.7

410.3

443.9

433.5

444.4

TỔNG CỘNG

4529.0

4880.0

4938.5

4774.3

5046.5


    Tuy chậm chân mất vài chục năm nhưng về cơ bản vẫn có thể coi như Việt Nam bước vào cuộc đua từ điểm xuất phát, sẽ không phải là kẻ đến sau gây đảo lộn thị trường như trường hợp cây cà phê, mà sẽ là tham gia từ đầu quá trình hình thành cung cầu. Như sẽ phân tích ở phần sau, biên độ sinh thái cây Măc-ca khá rộng, có thể trồng làm cây mẫu ở vườn thực vật nhiều nơi trên thế giới, nhưng yêu cầu chế độ khí hậu cho phân hoá chồi hoa, ngậm nụ thụ phấn và giai đoạn tích luỹ dầu trong hạt để đạt năng suất cao lại tương đối đặc biệt, hay nói cách khác là để cây sống thì có thể trồng ở nhiều nơi, nhưng để cây có quả hạt thì lại rất ít nơi trồng được. Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu với diện tích lớn đáp ứng được yêu cầu này mà các nước khác không có.
    Nếu quyết tâm khai thác được thành tựu chọn giống và kinh nghiệm kỹ thuật của Úc, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác thì ưu thế về tài nguyên khí hậu và con người sẽ cho phép Việt Nam tạo được bước đột phá thứ hai sau cây cà phê và Việt Nam có thể trở thành quốc gia hàng đầu về năng suất và có thể cả về diện tích Mắc-ca trên thế giới trong tương lai khoảng mấy chục năm tới..
-  Nhu cầu về nhân Măc-ca trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cà phê rất nhiều. Cách dùng cà phê khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần nhỏ pha vào rượu và kẹo bánh; nhưng ngay cả với người nghiện cà phê thì nhu cầu hàng ngày cũng không thể quá nhiều. Trong khi đó thì đối tượng sử dụng Mắc ca lại rất rộng lớn bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe….
  Với nhân Mắc-ca, tình hình hoàn toàn không giống Cà phê, thậm chí cũng không giống với Ca cao. Các đặc điểm ròn, bùi, thơm, ngậy hấp dẫn mọi lứa tuổi. Cách ăn và chế biến rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong sa lát, sào, nấu, làm nhân bánh, kem, mứt… cho phép Mắc-ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc,tôn giáo, truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới. Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi người lớn hơn Cà phê, Ca cao rất nhiều. Hàm lượng acid béo không no rất cao, Mắc-ca sẽ là sự lựa chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm dung môi trong ngành sản xuất mỹ phẩm – là ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ rất cao do lợi nhuận siêu ngạch.

  Vì những lý do trên, Nên nhiều nhà nghiên cứu thị trường không ngần ngại đưa ra dự báo rằng nhu cầu nhân Mắc-ca trên thị trường sẽ ngày càng tăng, đặc  biệt là các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc. Cho dù diện tích trồng Mac ca trên toàn thế giới tăng lên 4 lần thì giá trị vẫn không thay đổi . ( trích báo cáo của ông Kim.Winson Chủ tịch hội Macadamia Úc – kiêm Tổng giám đốc Công ty Grayplantation – Cố vấn trưởng dự án CARD 037/VIE/05 )

 -  Mỹ, Úc và nhiều nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Mắc-ca.Sau đây là những tổng kết và so sánh chủ yếu.
  Nguyên bản cây  Mắc-ca là vùng á nhiệt đới ẩm tại duyên hải phía đông Queensland  nước Úc. Loài Mắc-ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia) phân bố từ 250-280 vĩ tuyến nam .   Loài mắc-ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) phân bố xa hơn xuống phía nam tới vùng bắc New South Wales  28-290 vĩ tuyến nam.
Khi dẫn giống sang Hawaii  - Mỹ ở 20-210 vĩ tuyến bắc thì sản lượng nhân của giống Mắc-ca vỏ láng (M. integrifolia) đã cao hơn ở vùng nguyên sản khoảng 1/3.
Xét về tính chống chịu, nghiên cứu của các nước đã ghi nhận Mắc-ca có thể chịu lạnh tới – 40 C đối với cây con và – 60 C đối với cây trưởng thành và có thể chịu nóng tới trên 38-400C. Vì vậy từ xích đạo đến vĩ tuyến 340 nếu chế độ mưa ẩm tốt, cây Mắc-ca đều có thể mọc nhưng không hẳn là nơi nào cũng sinh trưởng tốt và cho sản lượng cao.
  Thí dụ giòng Keauhou mang mã số 246 do Hawai tuyển chọn dưới 100 C hoàn toàn ngừng sinh trưởng, kích thước và sinh khối tăng mạnh nhất ở nhiệt độ 15-  30 độ C, trên 35 độ C lá non mất màu xanh, khô đọt, gốc đâm cành thành chùm. Hầu hết các giống Mắc-ca đều ngừng quang hợp ở 38 độ C .
   Ra hoa kết quả là vấn đề then chốt quyết định sản lượng, các nước đã tập trung nghiên cứu rất nhiều.
  Trước hết là sự hình thành chồi hoa, ở bắc bán cầu sự phân hoá để hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 11 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Thí nghiệm trong khí hậu nhân tạo cho thấy chồi hoa có thể hình thành trong các chế độ nhiệt 12, 15, 18, 21 độ C. Tốt nhất là 18 độ C , nhiệt độ ban đêm tháng 10 tháng 11 thấp hơn 12 và cao hơn 220 C đều không thể hình thành chồi hoa. Vì lẽ đêm không đủ lạnh, các vùng lãnh thổ trong đới xích đạo từ 8-100 nam vĩ đến 8-100 bắc vĩ chỉ có thể chọn vùng núi có cao trình 500-1000m so với mặt nước biển để trồng Mắc-ca. Sau khi chồi hoa được hình thành, cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu đựng sương giá ngắn hạn 0-20 C trong 5-7 ngày, Đợt rét hiếm có vào trước tết âm lịch mùa xuân năm 1999 ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc đã cho thấy rõ tại Quảng Tây nhiệt độ tối thấp –50 C kéo dài 6 – 7 ngày chưa gây tổn thất rõ ràng với nụ hoa nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột. Kinh nghiệm hơn 20 năm trồng Mắc-ca ở miền nam Trung quốc đã cho nhận xét là càng áp sát biên giới phía nam thì sản lượng càng cao. Nếu trồng Mắc-ca ở Tây bắc và Tây nguyên Việt Nam thì triển vọng có thể khá hơn Vân nam Trung Quốc.
   Mùa hoa nở và sau hoa nở (tháng 3,4) gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi chùm  bông hình đuôi sóc có từ 100-300 hoa, nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả. Do vậy cần tưới nước vào thời điểm này
   Tại Việt Nam , quả Mắc ca chín vào tháng 9 tới giữa tháng 10; Ba tháng trước đó là giai đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu ẩm và nóng nhưng không quá 38 độ C. Khí hậu Tây Nguyên về cơ bản đáp ứng được yêu cầu này, trong khi đó thì miền nam Trung quốc không được như vậy (lưu vực Trường giang từ tháng 7 đến trung tuần tháng 8 thường gặp những kỳ nóng dài ngày từ 39 đến 410 C và vì vậy cũng không phù hợp với yêu cầu sinh thái của Mác-ca).
    Bão biển cấp 7-8 trở lên gây rụng quả nghiêm trọng, ở bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam dù Mác-ca sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt nhưng với tần suất bão 1-2 lần mỗi năm đã làm nhiều người phải từ bỏ ý định gây trồng.
   Tổng hợp những phân tích trên có thể nhận thấy: Tại các tỉnh Tây nguyên cao trình từ 450 đến 1000m đều có thế hội tụ đủ các điều kiện khí hậu phù hợp yêu cầu đạt năng suất cao của cây Mắc-ca:
     Về đất đai,Mắc-ca ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, thời han úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón nhiều phân. Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặc thoái hoá nghiêm trọng…
     Về khí hậu Tây Nguyên có độ cao bình quân 600m – 800m so với mực nước biển, có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12 , tháng 1 dương lịch rất phù hợp với cây Mac ca . Ngoài ra thời điểm hoa nở rộ tháng 2 – 3 ở Tây Nguyên không có mưa gây thối hoa nên chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn ở các tỉnh phía bắc .

   Cho dù nền nhiệt độ thế giới bình quân tăng lên 1- 2 độ C sau 30 – 50 năm nữa do ảnh hưởng biến đổi khí hâụ toàn cầu,  thì cây Mac ca tại Tây nguyên cũng không bị ảnh hưởng .

       Trồng Mắc ca sẽ có nhiều lợi thế cho nông dân ở khâu sau thu hoạch. Cách thu hoạch chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất bằng máy hoặc bằng tay. Sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có vấn đề chất lượng như trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh.
       Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.
  Khâu thu hoạch có mấy khó khăn chính như sau : phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc và côn trùng . Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng.
 Đồng thời cũng có thuận lợi không nhỏ vì thời điểm thu hoạch vào tháng 9 – 10 nên không cạnh tranh nguồn nhân công thu hoạch cà phê . Ngoài ra còn tạo việc làm , tăng thu nhập cho người dân trong lúc nông nhàn .
   Hiện nay đã có nhiều chất điều hoà sinh trưởng có thể sử dụng cho quả chín rụng tập trung hơn, giảm bớt công vào rừng thu nhặt hàng ngày.
  Vấn đề lớn nhất sau thu hoạch là sấy khô.Quả mới rụng hàm lượng nước có thể cao tới 30% phải nhanh chóng tách quả và hong khô hạt trong bóng râm hoặc dùng quạt gió cho đến khi hàm lượng nước rút xuống 10%. Với độ ẩm 10% hạt có thể bảo quản tới vài ba tháng. Các chủ trang trại ở Úc và Mỹ thường bán sản phẩm với tiêu chuẩn độ ẩm này.
 Trong thương mại Quốc tế tiêu chuẩn độ ẩm là 1,5% với độ ẩm này có thể bảo quản hạt trong nhiều năm. Để làm khô tới độ ẩm này thường phải dùng lò sấy gần giống lò sấy thuốc lá; nhiệt độ sấy ban đầu là 420 C, sau bốn năm ngày nâng dần nhiệt độ lên 520 C
   Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với trồng các loại cây ăn quả khác , nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũng nhỏ hơn.
  Mắc-ca vốn là cây đại thụ thường xanh, cao 15- 20 m, tán rộng và rậm, tuổi thọ ngoài trăm năm. Đây là cây góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ đất đai. Qua thực tế cho thấy với mật độ trồng 350 / ha thì đến năm thứ 8 mật độ che phủ trên 80% và ngày càng tăng theo thời gian .
Mắc ca hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đối với vùng miền núi.
  Lá cây Mắc-ca xanh đậm và bóng, có loài có viền răng cưa . Hoa rất nhiều, hàng trăm hoa trên mỗi chuỗi hoa , dài 15- 30 cm . Loài hạt nhẵn hoa mầu trắng sữa , loài hạt nhám hoa mầu hồng phai, mùa hoa kéo dài gần 2 tháng, hương thơm ngào ngạt, nên có thể kết hợp nuôi ong lấy mật và đó cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao , thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

  Mắc-ca cũng thể trồng ở công viên, lâm viên, tạo phong cảnh đô thị và trang điểm cho rừng núi nước ta tươi đẹp hơn.


  TÓM TẮT VÀI NHẬN XÉT:

  Căn cứ vào những phân tích trên cho phép đi đến dự báo là các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc rất có triển vọng phát triển  trồng cây Mắc-ca do điều kiện thuận lợi về thời tiết và địa hình. Có thể tạo nên những đỉnh cao về năng suất, chúng ta có thể phát triển Mắc-ca thành một ngành sản xuất hàng hoá có quy mô tương đối lớn, diện tích có triển vọng phát triển cây Mắc- ca có thể đạt tới hai  trăm nghìn  Ha( bao gồm cả trồng thuần và trồng xen vào vườn cà phê thay thế cây Muồng đen làm cây che bóng ). Sản lượng hạt (NIS) hàng năm có thể đạt bình quân 5 tấn/ha( lúc cây trên 10 tuổi). Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm măc ca phát triển dáp ứng nhu cầu của thị trường như Mỹ, Nhật, Đức, TQ,Trung đông, Ấn độ…

 Như vậy dự đoán  tổng sản lượng măc ca khi định hình hàng năm có  thể đạt 800.000 tấn hạt,chế biến được 250.000 tấn nhân. Giá trị thương mại có thể đạt gần 4 tỷ đô la /năm, trong thời gian 15-20 năm tới( 2030), nếu ta bắt đầu đầu tư xây dựng ngành công nghiệp Măc ca Việt nam ngay từ bây giờ

Tất nhiên, để đạt được mục tiêu trên cần  phải có quy hoạch phát triển , chính sách thật sự thích hợp của từng địa phương và Bộ NN&PTNT . Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến xất khẩu và nông dân cùng tham gia.

                                                     Giám đốc dự án phát triển cây macadania tại Việt Nam

                                                                                          (  CARD 037/05/VIE )

                                                                                               Gs. Hoàng Hòe

 

Quay lại
 
 
Các tin mới hơn
Sếp Ngân hàng muốn Tây Nguyên đột phá với đề án 10.000 tỷ .
Bàn chuyện trồng mắc ca .GS Nguyễn Lân Hùng -Thứ Sáu, 13/09/2013, 9:50 (GMT+7)
Trồng xen Mắc ca với Cà phê tại Guatêmala
 
Các tin đã đưa
MẮC CA SẼ SỚM THÀNH CÂY TỶ ĐÔ
Buôn Mê Thuột : một chút gì để nhớ !
Vài nét về tình hình ngành công nghiệp Măc ca ở Hawaii ( Hoa Kỳ) - GS. Hoàng Hòe
Vài nét lịch sử trồng cây Macca
Kế hoạch phát triển cây Mắc ca 2012 - Bộ NN&PTNT
Hội thảo phát triển cây Macca trên địa bàn huyện Cư M’gar
Chuyển giao kỹ thuật trồng và quản lý cây Mác ca
Tìm giống macca ở đâu ? ( Nguyễn Lân Hùng )
Macadamia - cây trồng mới có triển vọng phát triển tại Dak Lak
 
Tin tức
Kế hoạch phát triển cây Mắc ca 2012 - Bộ NN&PTNT

Chi tiết
Buôn Mê Thuột : một chút gì để nhớ !
Nhưng tôi tin họ sẽ thành công. Không một thế lực nào có thể ngăn chặn sự quyết tâm cầu tiến của thế hệ trẻ. Bởi vì thiên nhiên và tuổi trẻ luôn luôn là kẻ chiến thắng sau cùng.
Chi tiết
MẮC CA SẼ SỚM THÀNH CÂY TỶ ĐÔ

(Dân Việt) - Ông Nguyễn Công Tạn - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định như vậy về triển vọng phát triển cây mắc ca ở Việt Nam.

Chi tiết
Sếp Ngân hàng muốn Tây Nguyên đột phá với đề án 10.000 tỷ .
 Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt , vừa cho VnEconomy biết ông đang đề xuất với Ngân hàng Nhà nước giải pháp cho vay 10.000 tỷ đồng để các hộ nông dân khu vực Tây Nguyên thay đổi cơ cấu cây trồng.
Chi tiết
Thị trường Macadamia trên thế giới và triển vọng của Việt Nam
Do hương vị nhân và giá cả Măc-ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua nhau phát triển Măc-ca trong mấy chục năm qua...
Chi tiết
Nghị định 210/2013/NĐ-CP - Hỗ trợ Doanh nghiệp trồng cây Mắc ca
 Tại Chương 3 - Điều 12 nêu rõ : Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống
Chi tiết
Video
Văn bản
Quyết định v/v công nhận giống tiến bộ kỹ thuật số 2040 /QĐ-BNN-TCLN
Quyết định v/v công nhận giống tiến bộ kỹ thuật số 2040 /QĐ-BNN-TCLN . Các giống mới được công nhận là : OC ; 849 ; 816 ; 246
Chi tiết
*Quyết định v/v công nhận giống tiến bộ kỹ thuật số 2039 /QĐ-BNN-TCLN
MẮC CA SẼ SỚM THÀNH CÂY TỶ ĐÔ
Sếp Ngân hàng muốn Tây Nguyên đột phá với đề án 10.000 tỷ .
Thị trường Macadamia trên thế giới và triển vọng của Việt Nam
Nghị định 210/2013/NĐ-CP - Hỗ trợ Doanh nghiệp trồng cây Mắc ca
Liên kết web
Giá nông sản trong nước




Hỗ trợ trực tuyến
Lên đầu trang Trang chủ  |  Dự án  |  Tin tức và sự kiện  |  Hướng dẫn kỹ thuật  |  Văn bản  |  Liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMACCA
Địa chỉ: 9- Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Điện thoại: 0500 3932068 -DĐ: 0989 089 685 - 0904042639
Email : vinamacadamia@yahoo.com